BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10: TRUYỆN KIỀU- NGUYỄN DU

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10: TRUYỆN KIỀU- NGUYỄN DU

  • 16/10/2015
TRUYỆN KIỀU- NGUYỄN DU Các bạn đọc giả thân mến! “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một tác phẩm được xếp vào bậc kiệt tác bất hủ của văn học thế giới, là một ngôi sao sáng chói trong nền văn học cổ điển Việt Nam. Vị trí đó đã nói lên tất cả giá trị của truyện Kiều cũng như tên tuổi của Đại thi hào Nguyễn Du – một người con của quê hương Nghi Xuân- Hà Tĩnh Hiện nay, có rất nhiều nhà xuất bản đã in ấn và tái bản tác phẩm này nhưng quyển sách mà cô sẽ giới thiệu cho các em hôm nay chính là cuốn được nhà xuất bản Văn học in lần thứ 7 vào năm 2014 do Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú giải. Và đây là hình ảnh trang bìa của cuốn sách, phía bên phải của trang bìa là một bức tranh nghệ thuật hình Thúy Kiều đang ngồi gảy đàn dưới trăng do họa sĩ Minh Tân. Còn ở bên phải là dòng chữ lớn màu trắng được in trên nền đỏ mang tựa đề của quyển sách “Truyện Kiều”. Ở trên cùng quyển sách là dòng chữ đen mang tên tác giả Nguyễn Du. Mở đầu trang sách là lời giới thiệu về Nguyễn Du-nhà thơ dân tộc và tác phẩm Truyện Kiều. Từ trang 7 đến trang 271 là toàn bộ nội dung của quyển sách xoay quanh nhân vật chính Thúy Kiều. Mỗi trang sách được chia làm hai phần, phần đầu là các nội dung chính của truyện còn phần thứ hai là chú thích từ khó của các câu thơ trên. Mỗi trang có khoảng bốn đến sáu dòng thơ, cứ năm dòng thơ lại được đánh số một lần. Những điều này giúp độc giả đọc hiểu một cách dễ dàng hơn về tác phẩm Truyện Kiều. Phía cuối sách là phần mục lục và giới thiệu những người đã làm làm nên quyển sách. Các bạn a! “Truyện Kiều” kể về Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm ấm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, thề nguyền đính ước với nhau. Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa đẩy vào lầu xanh, được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh nhưng bị Hoạn Thư ghen, Kiều phải trốn đi nương náu ở chùa Giác Duyên. Vô tình Kiều lại rơi vào tay Bạc Hạnh, Bạc Bà phải vào lầu xanh lần thứ 2. Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải lấy Kiều làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải mắc lừa Hồ Tôn Hiến, bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan. Nàng tủi nhục kết liễu đời mình ở sông Tiền Đường, Được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. Kim Trọng trở lại, kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim-Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ. Cốt truyện thì đã rõ nhưng không phải ai cũng biết hết được giá trị sâu sắc của Truyện Kiều.Về giá trị hiện thực : “Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ. Không chỉ thế “Truyện Kiều” còn tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “Họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Mặt khác “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên, đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí Về Giá trị nhân đạo : “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa… Hơn nưã tác phẩm này còn đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường chính là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời. “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ. Nó là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm” Về nghệ thuật, tác giả đã dùng bút pháp nghệ thuật quán triệt từ đầu đến cuối truyện, từ tự sự, đối thoại đến tả cảnh, tả người, lối nào ra lối ấy ví dụ: . “ Đầu lòng hai ả Tố Nga Thúy kiều là chị, em là Thúy Vân Mai cốt cách, tuyết tinh thần Mỗi người một vẻ mười phân trọn mười” Vâng! Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nhận vật, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử tiểu thuyết bằng thơ trích đoạn Chị em Thúy Kiều đã thể hiện được trọn vẹn vẻ đẹp, tài năng và đức hạnh của hai chị em Thúy kiều. Chỉ bằng 24 câu thơ lục bát, Nguyễn Du đã miêu tả cả tài, sắc và đức hạnh của hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều với tất cả lòng quý mến, trân trọng của nhà thơ. Bút pháp tả cảnh, tả người của Nguyễn Du cũng vẫn theo truyền thống có sẵn trong văn chương như ước lệ hoặc tả cảnh ngụ tình. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nồi bật tâm trạng. Nhiều khi tác giả không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà thông qua miêu tả cảnh vật để gợi lên tâm trạng. “Tơ liễu bóng chiều thướt tha” là nỗi vấn vương trong lòng Thúy Kiều và Kim Trọng ở buổi đầu gặp gỡ. Cảnh trời đất tối sầm. “Đùng đùng gió giục mây vần” là tâm trạng đau khổ, hãi hùng của Thúy Kiều lúc bị bắt buộc rời bỏ những người thân yêu, rời bỏ quãng đời êm đềm, trong sáng để dấn thân vào quàng đời gió bụi. Cùng một vầng trăng diễn tả không biết bao nhiêu tâm trạng. Trăng đêm Thúy Kiều gặp gỡ, thề nguyền với Kim Trọng ở vườn Thúy tròn đầy, đẹp đẽ: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời”. Trăng hiu quạnh đêm chia tay với Thúc Sinh : “Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường” Trăng vô hồn, nhạt nhẽo chốn lầu xanh : “Lần thâu gió mát trăng thanh” Truyện Kiều một niềm tự hào lớn của dân tộc Việt Nam, một kiệt tác văn chương của đại thi hào Nguyễn Du. Xưa nay có rất nhiều những công trình nghiên cứu phê bình lớn về Truyện Kiều và đã có không ít cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về nội dung và nghệ thuật, nhưng ai ai cũng đều thừa nhận giá trị của truyện kiều là tuyệt diệu và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du là ít ai sánh kịp nó đã làm tốn không ít giấy mức của các nhà nghiên cứu, đã tạo ra không ít cuộc tranh luận xung quanh việc đọc Kiều, hiểu Kiều dưới nhiều quan điểm khác nhau. Các bạn thân mến! Tự hào biết bao - quê hương Hà Tĩnh, nơi đã sinh ra đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới. Càng tự hào hơn khi chúng ta có Truyện Kiều -kiệt tác bất hủ của thời gian, của không gian và của lòng người- truyện Kiều thực sự mang lại rất nhiều niềm đam mê, sự thích thú cho các bạn học sinh cũng như giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy, mời các bạn đón đọc tại Thư viện trường chúng ta!
  • Nguyễn Văn A